Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Rối Rắm Ở Âu Châu


Rối Rắm Ở Âu Châu:
Đề Ra Bối Cảnh Cho Sự Ứng Nghiệm Lời Tiên Tri
Tác giả John Ross Schroeder

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 45150)

Năm 1933, Winston Churchill đã cảnh cáo: "Không ai có thể quan sát mọi sự kiện đang diễn ra ở nước Đức mà không tăng thêm nổi lo sợ về hậu quả mà họ sẽ nhận lấy". Với một cuộc khủng hoảng kinh tế đang hành hại khu vực châu Âu, liệu lịch sử rối rắm của Bá linh tự nó lặp lại không? Đâu là số phận của nước Đức? Có phải lời tiên tri trong Kinh thánh cung ứng cho chúng ta bất kỳ một hàm ý nào về chỗ mà các biến động của châu Âu đang dẫn tới không?
Nhà văn người Anh John Stott đã tóm lược nhiều suy nghĩ như sau: "Hầu hết chúng ta đều cảm thấy mất tinh thần bởi thảm kịch đau lòng của thế giới hỗn loạn nầy. Sự tồn sinh của chúng ta đang ở trong chỗ hồ nghi. Người công dân bình thường cảm thấy mình là nạn nhân bất lực của mạng lưới chính trị đầy rắc rối, hay mình chỉ là một đơn vị vô danh trong cổ máy xã hội hiện đại" (Basic Christianity, 2008, p. 152).
Sứ đồ Phaolô đã báo trước mọi điều kiện sẽ ra như thế nầy trong những ngày sau rốt của kỷ nguyên con người nầy (II Timothê 3:1-5). Đấy là lý do tại sao mọi bài viết của chúng tôi về khu vực, về thế giới hoàn toàn tập trung vào các tin tức tốt lành được bảo đảm bởi những lời tiên tri trong Kinh thánh.
Nhưng bản thân Kinh thánh nói rõ ràng rằng những sự tàn phá rộng lớn sẽ đến trước thế giới kỳ diệu hầu đến mà dòng giống con người chưa hề nhìn thấy trước đây bao giờ (xem Mathiơ 24:21-22; Đaniên 12:1; Giêrêmi 30:7). Tình trạng thế gian sẽ khốc liệt đến nỗi sự tồn sinh của con người sẽ ở trong chỗ bị đe dọa!
Dòng tin tức tiêu đề của chúng ta chỉ ra rằng những lời tiên tri được viết ra trong Kinh thánh cách đây nhiều thế kỷ giờ đây đang sắp sửa ứng nghiệm theo một phương thức rất lớn. Không một chỗ nào thực hơn Trung Âu và Trung đông. Bài viết nầy nhắm vào châu Âu (mặc dù bạn có thể kiếm được một sự hiểu biết về vai trò có tính tiên tri của khu vực khác bằng cách đọc quyển The Middle East in Bible Prophecy và articles about Israel and the Middle East xuất hiện đều đặn trong tạp chí nầy).
Lời tiên tri trong Kinh thánh cho chúng ta biết gì về tương lai của châu Âu? Những sách trong Kinh thánh là Đaniên và Khải huyền, cả hai đều cho thấy rằng một siêu cường mới, độc tài sẽ nổi lên vào thời kỳ sau rốt, tập trung ở châu Âu. Trong bài viết nầy, chúng ta sẽ thấy sân khấu hiển nhiên đã được bày ra cho sự ứng nghiệm các lời tiên tri nầy.
Châu Âu trong vai trò một thực thể thống nhất
Châu Âu là vai chính trong nền kinh tế toàn cầu. Bất chấp mọi trao đổi về nền kinh tế của Hoa kỳ và Trung hoa, Liên Minh Châu Âu (EU) là khu vực quyền lực kinh tế giàu có nhất và rộng lớn nhất trên thế giới.
Châu Âu cũng là bãi chiến trường cho vô số cuộc chiến trong thiên niên kỷ và là điểm nóng cho hai cuộc thế chiến đầy tàn phá trong nửa đầu của thập niên 1900. Ở trọng tâm của hai cuộc thế chiến đó để kiểm soát châu Âu là nước Đức, giờ đây về mặt kinh tế và chính trị đã bị nhận chìm với các quốc gia Âu châu khác trong việc tìm kiếm một Hiệp Chủng Quốc ở Âu châu.
Cơ quan dự báo chiến lược tình báo toàn cầu, bây giờ được biết là Stratfor, được nể vì do phần phân tích của nó về các xu hướng khu vực và toàn cầu. Cách đây mấy tháng, cơ quan nầy đã lưu ý rằng "tương lai của Âu châu [được] gắn với tiến trình đưa ra quyết định ở nước Đức""Âu châu không thể hoạt động như một thực thể thống nhất trừ phi có ai đó đang nắm lấy quyền kiểm soát".
Cơ quan nầy tiếp tục giải thích rằng "trong hiện tại, Đức là nước duy nhứt với nền kinh tế rộng lớn và dân số đủ để đạt được quyền kiểm soát đó" ("Germany's Choice: Part 2," July 26, 2011). Trong mấy tháng gần đây, chúng ta đã nhìn thấy điều nầy được chứng tỏ nhiều lần khi nước Đức đã tự định vị mình — đôi khi công khai, có lúc ở đàng sau hậu trường — để đi đầu trong định hướng tương lai cho châu Âu.
Hiện nay, hai bối cảnh cơ bản tồn tại cho tương lai của châu Âu. Một kịch bản phổ biến nhất, nó nhận định rằng thế hệ người Đức hiện tại đã trở thành người bảo vệ trung thành cho quyền tự do và dân chủ, họ nhận thức đầy đủ về các mối nguy hiểm lặp lại lịch sử đầy rối rắm của Bálinh trong nửa đầu thế kỷ thứ 20 — khi mọi tham vọng của nó hai lần dẫn tới các cuộc thế chiến.
Quan điểm thứ hai, ấy là cuộc khủng hoảng đồng euro đang kéo dài, ban đầu được thôi thúc bởi trốn nợ của Hy lạp, nhưng rồi sẽ lan nhanh đến các nền kinh tế đầy rối rắm khác ở châu Âu, hiển nhiên sẽ kết quả trong sự xuất hiện của một cường quốc kinh tế có thể bước vào và giải quyết cơn khủng hoảng — một đế chế được lãnh đạo bởi nước Đức.
Những người ủng hộ sự hình thành các xu hướng trong hiện tại nầy, họ tin rằng các nước ở miền Nam Âu châu được dự kiến sẽ ở dưới ngón tay cái của Bá linh và, trong cuộc chạy đường dài đó, ngay cả những gói cứu trợ khỗng lồ của Đức sẽ phát sinh cái giá rất là lớn. Nói khác đi, nước Đức sẽ thành công trong việc đạt được qua sức mạnh kinh tế của nó những gì không thành công trong việc thâu tóm qua sức mạnh quân sự hai lần trong thế kỷ vừa qua.
Có phải lịch sử và Kinh thánh chỉ ra quan điểm nào chắc chắn sẽ thắng thế?
"Mọi chuyện đều quy về nước Đức"
Hai cuộc thế chiến được khởi sự bởi nước Đức thường chi phối những suy nghĩ đáng lo âu thời hậu chiến của các quốc gia Âu châu khác. Năm 1997, khi ấy Tổng thống Pháp Valery Giscard d'Estaing cảnh báo rằng thất bại trong mọi nổ lực để hội nhập châu Âu về mặt kinh tế (dẫn tới đồng euro ngày nay) sẽ dẫn tới "ảnh hưởng vượt trội của nước Đức" trong các vụ việc của người châu Âu (Celestine Bohlen, "Euro Unity? It's Germany That Matters," The New York Times, March 9, 2010).
Một lý do cơ bản của các quốc gia châu Âu khác trong các thập niên mới đây là bao lấy nước Đức trong Liên Minh Châu Âu để ngăn chặn xu hướng dân tộc chủ nghĩa nổi tiếng trước đây không còn đe dọa chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của họ nữa. Đây là một động thái mạnh mẽ nằm ở đàng sau sự lèo lái về hội nhập châu Âu thành một châu Âu thống nhất vĩnh viễn.
Nhưng chiến lược nầy có thực sự tác động y như đã được trông mong trong cuộc chạy đường dài, sau khi xem xét các dân tộc và văn hóa khác nhau của Âu châu? Với Âu châu đang đối diện với một cuộc khủng hoảng đau đớn và chia rẻ về kinh tế, liệu Bá linh có chắc nắm lấy quyền điều khiển các sinh hoạt của Liên minh châu Âu được không?
Có vẻ như giải đáp giờ đây ngày càng rõ nét hơn rồi. Bài viết được kể ra trên đây cho rằng: "Mười năm sau khi có đồng euro, mọi chuyện đều quy về nước Đức, không phải là cách thức mà nước ấy dự tính sẽ trở thành . . . Tổng thống Nicolas Sarkozy của Pháp có thể đến và cam kết mọi hổ trợ cho Hylạp mà ông mong muốn, song đến cuối cùng, chính nước Đức mới là vấn đề" (ibid).
Tạp chí Newsweek mới đây đã chỉ ra: "Ai là nước thụ hưởng lớn nhất về sự tồn tại của đồng euro? Câu trả lời là nước Đức . . . Phần còn lại của khu vực đồng euro hấp thụ 40% xuất khẩu của nước Đức. . ." (John Eatwell, "Euro Vision," Sept. 5, 2011).
Báo cáo của Stratfor trước đó cũng đã ghi nhận: "Bất chấp mọi lỗ hỗng của nó, hệ thống hiện đang quản lý châu Âu đã chấp nhận sự giàu có về kinh tế của nước Đức trong phạm vi toàn cầu mà không trả giá một sinh mạnh người Đức nào cả. So với những kinh khiếp của Đệ II Thế Chiến, đây không phải là một thứ bị xem là thừa thải. Không một quốc gia nào ở châu Âu hưởng lợi từ khu vực đồng euro hơn nước Đức. Đối với tầng lớp người Đức, khu vực đồng euro là một phương tiện dễ dàng để biến nước Đức thành một vấn đề trên sân khấu toàn cầu mà không có loại phục hưng quân sự tạo ra kinh hoàng trên khắp châu Âu và Liên Bang Sô Viết trước kia. Và nó cũng làm cho người Đức trở nên giàu có".
Chuyển sang nắm lấy quyền kiểm soát
Nước Đức rõ ràng đang tiến hành các bước để nắm lấy quyền kiểm soát trong cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay. Báo cáo Stratfor cũng lưu ý rằng nước Đức cần có một thời gian dài để nắm lấy cái ghế lãnh đạo châu Âu, không còn lâu nữa đâu.
Với cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng giữa vòng các quốc gia thuộc miền Nam châu Âu, nước Đức là quyền lực người Âu duy nhứt với cơ bắp tài chính đủ để giải cứu họ — và đã âm thầm chuyển mình ở đàng sau hậu trường để tự họ ngồi lên cái ghế có quyền lèo lái kia.
Nước Đức đã tạo ra một cơ chế cứu trợ mới, như cơ quan Strafor lưu ý: "nhận lịnh lạc từ nước Đức. Cơ chế nầy chưa được ghi nhận trong các hiệp ước của EU; thay vì thế, chính một ngân hàng tư, giám đốc của ngân hàng nầy là người Đức . . . Để nhận được tiền, là chỉ cần làm theo bất cứ điều chi người Đức — viên quản lý ngân sách — muốn. . .”
"Chấp nhận EFSF [Cơ quan hổ trợ an toàn về tài chính châu Âu] [European Financial Security Facility] tài trợ có nghĩa là chấp nhận đem quyền tự quản về tài chính phục theo các quan chức người Đức trong EFSF. Còn bây giờ, như thế có nghĩa là chấp nhận các chương trình thắt lưng buộc bụng do người Đức vạch ra, nhưng chẳng có gì buộc người Đức phải hạn chế mọi điều kiện của họ đối với tài chính/công khố”.
"Đối với các mục tiêu thực tiễn, chương kế đó của lịch sử giờ đây đã mở ra ở châu Âu. Bất kể mọi dự tính, nước Đức vừa trải qua một sự phát triển quan trọng trong khả năng ảnh hưởng các thành viên EU của nó — đặc biệt những quốc giá nào đang kinh nghiệm mọi rối rắm về tài chính. Nước Đức có thể dễ dàng chiếm đoạt lượng to lớn chủ quyền quốc gia.
"Thay vì hạn chế tiềm năng địa lý chính trị của nước Đức, Liên minh Châu Âu giờ đây lại nâng cấp nó; nước Đức đang ở trên bờ vực một lần nữa trở thành một siêu cường quan trọng. Điều nầy không có nghĩa là một sự tái sinh của [lực lượng quân sự] Wehrmacht là sắp xảy ra, nhưng sự tái nổi bật của nước Đức đang buộc người ta phải suy nghĩ lại về cấu trúc châu Âu và Á Âu".
"Một cơ hội thực sự để đạt được một liên minh chính trị ở châu Âu"
Tạp chí Anh quốc The Economist mới đây lưu ý: "Thình lình . . . Bálinh đang rộn ràng trao đổi về việc tái lập lại Liên Minh Châu Âu: phát hành mối ràng buộc đồng euro, đám phán lại các hiệp ước của EU, thậm chí tạo nên một liên bang Âu châu" ("Germany's Euro Question," Sept. 10, 2011).
Việc thiết kế lại các tổ chức Liên Minh Châu Âu thình lình trở thành cơn thạnh nộ tại nước Đức!
Về mối quan tâm đặc biệt là sự phục hồi thể chế liên bang. Tờ Economist nói tiếp: "Các nhà liên bang Đức Euro đã thức giấc sau một giấc ngủ vùi thật lâu. Cho nên, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Joschka Fischer, nhà chính khách Hylạp cao tuổi [ông từng là bộ trưởng ngoại giao và phó Thủ tướng dưới thời Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder], đã kêu gọi thành lập 'Hiệp Chủng Quốc Châu Âu'"
Theo một bài viết của hảng thông tấn Reuters vào ngày 4 tháng 9 năm 2011, chính ông Schroeder cũng kêu gọi việc dựng nên một “Hiệp Chủng Quốc Âu Châu", ông nói: "Cuộc khủng hoảng không ngừng nghỉ hiện nay cho thấy rõ ràng là chúng ta không thể có một khu vực tiền tệ chung mà không có một nền ngân khố chung, chính sách xã hội và kinh tế chung . . . Chúng ta sẽ phải từ bỏ chủ quyền quốc gia . . . và như thế có nghĩa là Hiệp Chủng Quốc Châu Âu ... Trong cuộc khủng hoảng đang ẩn tàng một cơ hội thực sự để đạt được một sự thống nhất về chính trị ở châu Âu".
Mạnh và yếu trong các nước sử dụng đồng euro
Theo tờ Wall Street: "Phòng thống kê Hylạp cho biết nền kinh tế sút giảm 7,3% trong quí II, tụt giảm so với ước tính ban đầu 6,9% tháng vừa qua. Nền kinh tế Hylạp đã ký hợp đồng trong ba năm" ("Greece Slips Further," Sept. 9-11, 2011).
Mới đây, Athens chỉ mới mấy tuần phát hành đồng euro thì đối mặt với một món nợ quan trọng. Trong phần đáp ứng, chính phủ Hylạp đã hứa sẽ đánh thuế tài sản hầu giải quyết tình trạng thiếu hụt 2 tỉ euro. Nhưng liệu biện pháp nầy sẽ làm cho nhiều công dân Hylạp xuống đường, bày tỏ phản kháng và nổi loạn? Một số quan sát viên vẫn cảm thấy một Hylạp thiếu hụt là không thể tránh được.
Các cuộc thảo luận với các quan chức EU và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế mới đây đã bị phá vỡ về các khoản vay nợ của Hylạp, họ cần phải tránh sự sụp đổ về kinh tế. Một vài quốc gia khác thuộc miền Nam châu Âu chỉ khá hơn một chút so với Hylạp.
Bài báo Newsweek kể ra tình trạng trên: "toàn bộ các khoản nợ công của Hylạp, Bồ đào Nha, và Ái nhĩ Lan chưa tới 5% nợ khu vực đồng euro", tuy nhiên toàn bộ khu vực đồng euro có thể bị lay động nghiêm trọng do các nan đề nợ nần của họ? Rõ ràng điều nầy chỉ ra các lỗ hỗng lớn về cấu trúc theo cách thức đồng euro được thiết kế lúc ban đầu như một loại tiền tệ mới bắt đầu vào đầu năm 1999.
Có lẽ điều nầy có một số lý do, ngay trước khi thiết lập quyền tể trị trong tương lai của Đức Chúa Jêsus Christ trên đất, Kinh thánh nói tới một siêu cường lấy châu Âu làm trung tâm, ở đó các quốc gia được mô tả theo cách biểu tượng là sắt lộn với đất sét: "nửa mạnh nửa giòn" (xem Đaniên 2:40-44).
Tương lai đầy rối rắm của Châu Âu
Chế độ Quốc Xã của Hitler (1933-1945) được hình thành khả thi là do cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Đức trong cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930. Dưới các điều kiện kinh tế bình thường, phátxít Đức có thể không bao giờ nắm lấy được quyền lực. Tất nhiên, ngày nay các chi tiết rất khác biệt. Vì vậy, không phải Bálinh đang kinh nghiệm cuộc khủng hoảng kinh tế, mà là các quốc gia khác thuộc khu vực đồng euro, chủ yếu ở miền Nam châu Âu. Nước Đức vẫn là chủ động chính của châu Âu. Nhưng sẽ có những hậu quả về tài chính cho nước Đức.
Ngày nay, các quốc gia trong Liên minh Châu Âu đang kinh nghiệm những dị biệt trầm trọng về chính trị và một cấp độ rắc rối về tình trạng phiền hà và mất đoàn kết phù hợp với các nan đề về kinh tế. Lời tiên tri trong Kinh thánh chỉ ra rằng Liên Minh Châu Âu sẽ không tiếp tục trong hình thức hiện tại được.
Một số thành viên có thể chọn rút ra khỏi EU, hay có lẽ bị buộc phải rút ra như đã được nói trước thực thể phải hình thành trong kỳ sau rốt (thí dụ, Anh quốc thường bất hòa với Liên Minh Châu Âu hầu như từ khi thành hình vào năm 1958).
Cuối cùng thì có một châu Âu mới và đầy quyền lực, được gán nhãn theo biểu tượng là "con thú", sẽ làm kinh ngạc cả thế giới đều không ngờ. Một khối áp đặt các nước sẽ kết hợp lại như một sự phục hưng sau cùng của Đế quốc Lamã cổ đại (Khải huyền 13:1-8; 17:8-18; Đaniên 2:37-45; 7:15-27).
Mười quốc gia thành viên (hay nhóm các nước) sẽ từ bỏ chủ quyền quốc gia của họ để trở thành chi thể của siêu cường đáng kinh ngạc nầy trong kỳ tận thế. "Chúng cũng một lòng một ý trao thế lực quyền phép mình cho con thú" (Khải huyền 17:13).
Những biến cố đáng lo ngại nầy sẽ ảnh hưởng cả thế giới — kể cả việc đề ra bối cảnh cho thời kỳ nguy hiểm nhiều tàn phá, trong đó sự tiêu diệt con người sẽ xảy ra mà không có sự can thiệp của Đức Chúa Trời (Mathiơ 24:21-22). Kể từ khi mọi sự mà lời tiên tri trong Kinh thánh nói trước chắc chắn phải xảy ra, chúng ta hết thảy phải ấp ủ lời của sứ đồ Phierơ. Ông đã nói theo ánh sáng tình trạng tạm thời của thế gian ở xung quanh chúng ta: "Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào?" (II Phierơ 3:11).
Khi nhìn thấy bối cảnh đề ra cho sự ứng nghiệm các lời tiên tri trong kỳ tận thế sẽ tác động vào mỗi một người, chúng ta phải xét lại tình trạng thuộc linh của mình theo ánh sáng Lời của Đức Chúa Trời. Một sự hiểu biết lời tiên tri sẽ dẫn chúng ta đến với sự ăn năn và hiến đời sống của chúng ta vào việc tìm kiếm Đức Chúa Trời và hầu việc Ngài. Chỉ kiến thức sơ sài về Kinh thánh thì không đủ đâu!
Đức Chúa Jêsus Christ nói cho chúng ta biết ở Luca 21:36: "Vậy, hãy tỉnh thức luôn và cầu nguyện, để các ngươi được tránh khỏi các tai nạn sẽ xảy ra, và đứng trước mặt Con người"!
Học biết thêm…
Bài viết nầy đã đề cập đến những điểm nổi bật mà lời tiên tri trong Kinh thánh nói trước phải xảy đến ở châu Âu. Để hiểu rõ tầm quan trọng bức tranh tiên tri, hãy xin hoặc tải các quyển You Can Understand Bible Prophecy Are We Living in the Time of the End?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét