Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Hai Nhân Vật Dũng Cảm: Vua David và Winston Churchill


Hai Nhân Vật Dũng Cảm:
Vua David và Winston Churchill
Tác giả Amanda Stiver

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 14550)

Kinh thánh và lịch sử mới đây hiến cho nhiều bài học về lòng can đảm và chức vụ lãnh đạo khôn khéo từ hai nhân vật can đảm cách nhau ba thiên niên kỷ.

Hãy tưởng tượng một người đứng bảo vệ xứ sở mình chống lại mọi thách thức, có khi thất bại nhưng thường thì chiến thắng. Một người biết rõ mình sẽ làm vua từ tuổi niên thiếu nhưng đã trung thành phục vụ một lãnh tụ có lòng thù nghịch cho tới chừng người ấy có thể đòi lấy ngai vàng.
Bây giờ, hãy hình dung một người khác, khoảng 30 thế kỷ sau, người nầy đối mặt với sự đảo ngược rất lớn về số phận cho tới khi vai trò lãnh đạo quốc gia được dành hiến cho ông ta. Một người đã đối mặt với các nhân vật phản diện tồi tệ nhất trong lịch sử. Một người đã sử dụng lòng can đảm rất lớn của chính mình và là người lãnh đạo, ông phát triển tài năng của những người xung quanh ông trong việc tìm cách đánh thắng một trận sinh tử hầu cứu lấy xứ sở của mình.
Chúng ta biết hai nhân vật cao trọng nầy là Vua David của Israel ngày xưa và Sir Winston Churchill, Thủ tướng của Anh quốc trong suốt Đệ II Thế Chiến. Nhưng hãy cho phép tôi giới thiệu lại cho bạn biết khi chúng ta rút tỉa một số bài học mạnh mẽ từ đời sống nổi tiếng của họ. Chúng ta sẽ xem xét trước tiên về Thủ tướng Winston Churchill.
Lãnh Tụ của nhiều người
Winston Churchill chỉ huy bộ máy quân sự của người Anh gần như đã đẩy lùi cơn sóng thần sức mạnh Phátxít trong suốt những năm đầu của Đệ II Thế Chiến đe dọa nuốt chửng lấy Anh quốc cùng các đồng minh của nó. Chúng ta thường nghe thấy người ta nói tới ông, song chúng ta thực sự nhìn biết ông ở tầm cỡ nào?
Churchill chào đời trong xã hội cao cấp của người Anh vào cuối thập niên 1800. Mẹ ông là Jennie Jerome, một người Mỹ giàu có, và cha ông là Huân tước Randolph Churchill của Điện Marlborough. Chàng thanh niên Winston lớn lên với vẻ điển trai bề ngoài — và thường yếu đuối nơi người bề trong — xã hội thượng lưu của nữ hoàng Victoria, ở đó trẻ con hiếm khi gặp gỡ bố mẹ chúng, được bảo mẫu nuôi dạy trong những ngôi nhà đồ sộ với nhiều khu đất bao quanh.
Là đứa trẻ sớm phát triển, Churchill từng bị các bạn gài bẫy trên cầu trong một trò chơi đuổi bắt. Thay vì chịu thua, ông đã chọn nhảy xuống cây cầu đó, một quyết định nguy hiểm gần mất mạng sống của ông. Về sau, khi là một thanh niên, ông đã tập trung hết can đảm rồi liều mạng mình trốn khỏi một trại tù binh ở Nam Phi trong cuộc chiến tranh Boer thứ nhì (1899-1902). Sau khi an toàn, ông đã quay lại khu vực chiến tranh.
Cuối cùng, là Thủ tướng trong suốt Đệ II Thế Chiến, ông đã can đảm đối mặt với Adolf Hitler và cổ máy chiến tranh Phátxít. Các bài diễn văn chủ động đầy quyền lực rất nổi tiếng của ông với phong cách kích thích toàn bộ nước Anh và về sau các đồng minh của Anh quốc thành một lực lượng chiến đấu chống cự lại toàn bộ cảnh bạo lực mà Đức Quốc Xã đã ném vào họ.
Một lãnh tụ dưới quyền Đức Chúa Trời
Vua David là một vị vua hùng mạnh của người Do thái xưa kia, và chúng ta nhớ đến ông là sát thủ của gã khổng lồ Gôliát người Philitin. Nhưng chúng ta còn nhớ điều chi khác nữa về ông chăng?
David là con trai thứ tám của Giesê, một điền chủ giàu có từ thành Bếtlêhem trong khu vực thuộc chi phái Giuđa — Giuđa là một trong 12 chi phái của dân tộc Do thái. David đến tuổi thành niên ngay sau khi Israel chối bỏ không nhận Đức Chúa Trời đời đời là Vua tối thượng của họ. Dân sự đòi phải có một người lên làm vua (1 Samuên 8), và vì thế Đức Chúa Trời đã ban Saulơ cho họ, ông là một người đầy sai lầm, dưới quyền ông David đã gánh chịu nhiều nhọc nhằn.
Thời thanh niên, David đã chăn bầy chiên của cha mình, tiên tri Samuên đến xức dầu cho ông thay thế Saulơ làm vua trong tương lai. Từ độ tuổi đó, ông được ơn với thật đặc biệt Thánh Linh của Đức Chúa Trời ( I Samuên 16:13). David đã chứng tỏ lòng can đảm rất lớn thậm chí trong suốt quãng đời niên thiếu của ông. Lòng tin cơ bản của ông nơi sự trợ giúp của Đức Chúa Trời kèm theo với sức mạnh thể chất và sự khôn khéo chống cự lại bầy sư tử và gấu đang khi là một người chăn bầy trẻ tuổi (I Samuên 17:45-46), cũng như trong việc chế ngự Gôliát, đã giúp đỡ cho ông về sau khi ông lãnh đạo quân đội Israel và tránh né quân thù, cả trong và ngoài nước.
Đắc thắng nhờ can đảm và lòng tin quyết
Là vua, David nắm quyền tối cao khởi sự Kỷ Nguyên Vàng Son trong lịch sử của người Do thái. Đức Chúa Trời đã ban cho Israel nhiều chiến thắng quân sự lúc bấy giờ, mở rộng các đường biên giới của xứ sở.
Ngày nay, các môn đồ thật của Đấng Christ về mặt thuộc linh không phải là một phần của đời nầy hay thể chế quân sự-chính trị của nó. Như Chúa Jêsus đã phán: "Nước của ta chẳng phải thuộc về thế gian nầy. Ví bằng nước ta thuộc về thế gian nầy, thì tôi tớ của ta sẽ đánh trận, đặng ta khỏi phải nộp cho dân Giu-đa; nhưng hiện nay nước ta chẳng thuộc về hạ giới" (Giăng 18:36). Tuy nhiên, chúng ta có thể tiếp thu những bài học giá trị nói tới nhân vật và cấp lãnh đạo từ những nhân vật chính trị và quân sự lỗi lạc.
Vua David và Winston Churchill, họ rất can đảm, không thể phủ nhận được điều nầy, và cả hai đều lãnh đạo bằng cách nêu gương. Vì vậy, lòng can đảm trong việc chổi dậy cho những gì vừa phục vụ cho họ và cũng cho dân tộc họ nữa. Phấn đấu để đứng lên cho điều phải là một bài học không những cho các binh sĩ, mà còn cho những ai biết hiến dâng sinh mạng của họ cho Đức Chúa Trời và cho tấm gương của Đức Chúa Jêsus Christ. Đứng lên vì chân lý của Đức Chúa Trời phải có rất nhiều dũng khí, đặc biệt khi thế giới ở chung quanh chúng ta thất bại không xem trọng hay tôn kính Đức Chúa Trời hoặc con đường sống của Ngài.
Phối hợp tổ chức tốt
Dĩ nhiên là can đảm thôi thì chưa phải là đủ đâu. Trong các vấn đề quân sự, can đảm mà không có lịnh hành quân đúng đắn thì thường là vô ích. Vua David có 37 người mạnh sức can trường trung thành phục vụ ông. Tên tuổi và chiến công của họ được kê ra ở II Samuên 23. Ông đã tổ chức hàng ngũ của họ hoạt động vì ích cho mọi người.
Nhưng David không hạn chế sự tổ chức của ông trong quân đội. Ông cũng thiết kế các đẳng cấp của chi phái Lêvi. Đây là những người mà Đức Chúa Trời đã chọn để phục vụ trong đền tạm và sau đó là đền thờ, lo dâng của tế lễ, biểu diễn phần âm nhạc, dạy dỗ dân sự luật pháp của Đức Chúa Trời và gìn giữ nơi thánh trong tình trạng sinh hoạt thật tốt.
Có nhiều người Lêvi, nếu để cho hết thảy họ cùng phục vụ trong một lúc với khối lượng vô tổ chức sẽ là một sự phung phí tài nguyên, gây ra lộn xộn và thất vọng cho mọi người. Vua David đã sắp xếp chức năng tế lễ thành nhiều bộ phận, có khi được gọi là các dòng, xoay vòng trong các thời điểm phục vụ được ấn định qua từng năm. Thực vậy, dòng thầy tế lễ Lêvi, dòng dõi của Arôn là thầy tế lễ thượng phầm đầu tiên, đã phục vụ trong cùng một phương thức vào thời điểm Đức Chúa Jêsus Jesus Christ, gần 1.000 năm sau.
Tương tự, Churchill đã mang lại trật tự ngày càng tăng của xứ sở của ông. Ông dựa vào sự sáng láng của nhiều người khác để tìm cho ra các giải pháp đối với những thách thức quân sự mà người Anh đã đối diện với trong suốt Đệ II Thế Chiến. Trong vai trò Thủ tướng, ông tự triệu tập quanh ông nhiều người có tài khéo và chuyên môn. Ông lắng nghe ý kiến của họ rồi khích lệ họ cải tiến. Sự đổi mới ấy đã tạo ra nhiều thiết bị và các nổ lực có tổ chức đã trợ giúp chiến đấu trong cuộc chiến, giữa vòng họ là máy rà mìn trong khi đổ bộ lên Normandy và giải mã bí mật ở Bletchley Park.
Các điểm can đảm
Chúng ta có thể rút tỉa được điều gì qua mọi sự nầy? Can đảm hay tin quyết khi đối mặt với áp lực văn hóa tiêu cực là quan trọng trong thời của chúng ta hay bất kỳ thời buổi nào. Thực vậy, Sir Winston nói như sau: "Can đảm được đánh giá đúng mức trước hết trong mọi đức tính của con người ... vì đó là đức tính bảo đảm cho mọi đức tính khác".
Tổ chức và sự khích lệ mang tính tác động là những đức tính có giá trị kết hợp trong đời sống của chúng ta. Giữ cho mọi thứ được gọn gàng và có tổ chức trong mọi sự từ các thiết bị thể thao, phần phân công bài tập ở nhà cho đến việc sắp đặt mọi sinh hoạt ở nhà thờ làm cho ai nấy đều được ích. Chúng ta ít căng thẳng hơn khi mọi việc đều suông sẻ, đâu vào đó và mọi sự đều diễn tiến theo kế hoạch. Tất nhiên, việc tổ chức con người là phần thách thức lớn lao hơn nhiều.
Sự tôn trọng về uy quyền rất quan trọng cho tiến độ và nổ lực hài hòa, vì vậy các cấp lãnh đạo phải phấn đấu để được xứng đáng hay tôn trọng. Khi bạn có cơ hội đứng ra lãnh đạo, hãy luôn nhớ cảm giác ở dưới quyền lãnh đạo là thể nào và hãy sử dụng quyền lãnh đạo của mình sao cho thật thích ứng. Hãy lắng nghe ý kiến của người khác, và đừng ngại ban thưởng cho họ. Một nhà lãnh đạo nào phục vụ cho những kẻ theo mình là cấp lãnh đạo lỗi lạc nhất trong mọi cấp lãnh đạo!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét