Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Quyển Sách Làm Thay Đổi Thế Giới


Quyển Sách Làm Thay Đổi Thế Giới

Tác giả John Ross Schroeder

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 14550)

Trong lịch sử 400 năm của bản Kinh thánh King James, bản nầy được in ấn và ảnh hưởng nhiều nhất trong các bản dịch Kinh thánh. Được ủy thác bởi Vua James I của Anh quốc, bản dịch Kinh thánh nầy được phân phối vào năm 1611 làm biến đổi đời sống và văn hóa nước Anh. Mấy tỉ bản đã được in ra. Điều gì khiến cho quyển sách nầy ra đặc biệt như thế chứ?

Kinh thánh vẫn là quyển sách cơ bản nhất làm vẻ vang cho nền văn minh Tây phương. Cùng với các tác phẩm của William Shakespeare, bản Kinh thánh King James đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành Anh ngữ. Như nhà văn Alan Thomas nói: "Không một quyển sách nào đã có ảnh hưởng lớn lao hơn trên Anh ngữ" (Great Books and Book Collectors, 1988, p. 110). Bản Kinh thánh King James nhiều lần được gọi là "công trình cao quý nhất của văn xuôi tiếng Anh".
Cho tới hôm nay, bản Kinh thánh King James vẫn còn là một phần suy tưởng trong nền văn hóa chọn lọc của chúng ta. Được viết ra với phong cách tao nhã và là bản dịch rất nhịp nhàng và theo thể thơ văn hay nhất trong tất cả các bản dịch Kinh thánh, bản King James giữ tư thế độc quyền trong lịch sử văn chương của chúng ta.
Nhà thần học bảo thủ người Anh Michael Nazir-Ali đã viết: "Nếu không có truyền thống [theo Kinh thánh], thì rất khó hiểu được ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật hay ngay cả khoa học trong nền văn minh của chúng ta. Kinh thánh cung ứng những lý thuyết lớn lao về nghệ thuật và văn học: về thiện và ác, về sự chuộc tội và ăn năn, về sự sống lại là tình trạng bất tử. Kinh thánh truyền cảm cho khoa kiến trúc đẹp đẽ và dễ tiếp cận nhất. Kinh thánh củng cố và bảo vệ truyền thống hiến pháp và lập pháp của chúng ta" ("A Cure for Our National Amnesia," Standpoint, November 2010).
Là công trình đồ sộ trong thế giới nói tiếng Anh, bản King James trụ ở giữa nền văn hóa và thậm chí ở giữa di sản chính phủ của chúng ta. Rốt lại, luật pháp phổ thông của người Anh được thành lập nguyên trên các nguyên tắc của Kinh thánh, chủ yếu thích ứng với mọi nổ lực của các nhà tiên phong như vị vua đầu tiên người Anh Đại đế Alfred (849-899). Năm 2009 Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã tuyên thệ trên chính bản Kinh thánh King James mà Tổng thống Abraham Lincoln đã sử dụng gần 150 năm trước, vào năm 1861.
Những lễ kỷ niệm ở Mỹ và Anh
Thế giới nói tiếng Anh chính thức kỷ niệm năm thứ 400 bản Kinh thánh King James vào ngày 2 tháng 5 năm 2011. Ở Anh quốc, các lễ hội của năm nầy được mô tả là "theo tầm vóc của Kinh thánh". Khoảng 70 sự kiện hàng năm đã được hoạch định.
Sẽ có một cuộc triễn lãm tại Đại học đường St. John ở Cambridge. Các sự kiện hàng năm khác sẽ diễn ra từ Aberdeen, Scotland, đến Plymouth ở miền Tây nam Anh quốc — kể cả việc đọc marathons, bài giảng, giáo hội nghị và ngay cả các buổi hòa nhạc nữa. Hiện tại thì đài BBC 4, với khán thính giả rộng rãi của Anh quốc, đang trình bày việc đọc đều đặn từ các sách khác nhau trong bản Kinh thánh King James.
Đại học đường Oxford (các nhà in ấn bản Kinh thánh King James kể từ thế kỷ thứ 17) sẽ bảo trợ cho việc in ấn bản đặc biệt 1.520 trang kỷ niệm năm thứ 400.
Người Mỹ không kém hơn, họ tổ chức các lễ kỷ niệm tại Bảo Tàng Kinh thánh Dunham ở Houston, Texas. Các sự kiện khác sẽ diễn ra ở Kentucky, Louisiana và các bang Bible Belt khác. Cũng có một hội nghị đặc biệt ở Đại học đường bang Ohio ở Columbus sẽ làm nổi bật di sản văn học và ảnh hưởng lâu dài của bản King James cũng như chuyên về các nhà văn nổi tiếng như tiểu thuyết gia William Faulkner miền Nam vào đầu thế kỷ thứ 20.
Nhưng tại sao lại có những lễ kỷ niệm cấp quốc gia như thế trong thế giới nói tiếng Anh? Chúng ta hãy tóm tắt ngắn gọn lai lịch để thấy rõ lý do tại sao và làm thể nào quyển sách nầy đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử.
Phấn đấu dịch Kinh thánh sang Anh ngữ
Trong các thế kỷ trước khi Anh ngữ bắt đầu hình thành và nắm quyền chủ đạo ở Anh quốc, Kinh thánh không thể được đọc bởi hạng người tầm thường nhất bất cứ đâu trên thế giới. Cho tới khoảng năm 400SC, chỉ có những người thông thạo tiếng Hybálai hay Hylạp mới có thể đọc Kinh thánh. Khi bản dịch đầu tiên tiếng Latinh hoàn tất vào năm 405, bản Kinh thánh nầy vẫn bám trụ như phiên bản chính thức trong hàng ngàn năm tới.
Song khi thời gian trôi qua sau sự sụp đổ của Đế quốc Lamã, càng ít người có thể đọc hay hiểu tiếng Latinh. Và cấp lãnh đạo tôn giáo đương quyền, các giới chức Công giáo, họ kiểm soát chặt chẽ sự tiếp cận của hạng người bình dân đối với Kinh thánh, ngăn ngừa thật hiệu quả dân chúng không được đọc Kinh thánh. Đây là tình trạng đáng buồn trong nhiều thế kỷ.
Thế giới hiện đại nợ một món nợ rất lớn đối với những nhà đầu tiên lo dịch thuật Kinh thánh như John Wycliffe, triết gia và là nhà thần học đã trao cho dân chúng Anh quốc Lời của Đức Chúa Trời theo Anh ngữ trong thập niên 1380. Bản Kinh thánh Wycliffe, được chuyển dịch từ tiếng Latinh, rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, giới chức lãnh đạo tôn giáo săn lùng dị giáo đã cấm đoán bản dịch của ông.
Một số người can đảm đã nếm trải những thử thách nghiệt ngã — thường liều mạng sống mình — để đem đến cho chúng ta quyển Kinh thánh bằng Anh ngữ. Một số phải rời bỏ nhà cửa và quê hương xứ sở để đem đến cho bạn quyển Kinh thánh. Nhiều người khác cung ứng những của lễ tối thượng, họ chịu chết như những nhà tuận đạo để diễn dịch và phân phối Kinh thánh.
Phần đóng góp to lớn của Tyndale về quyển Kinh thánh King James
Một nhà dịch thuật đặc biệt đứng cao hơn mọi người khác. William Tyndale, ông đã sống vào thập niên 1500, là người đầu tiên diễn dịch Kinh thánh sang Anh ngữ trực tiếp từ các ngôn ngữ gốc Hybálai và Hylạp của Kinh thánh.
David Daniell, học giả hàng đầu Tyndale trong thời hiện đại chúng ta, đã viết: "William Tyndale cung ứng cho chúng ta quyển Kinh thánh Anh ngữ. Các nhà hiền triết được triệu tập bởi Vua James để lo soạn phiên bản Authorised Version năm 1611, nương vào công việc của Tyndale. [Gần] 9/10 Tân Ước của bản Authorised Version là của Tyndale" (William Tyndale: A Biography, 1994, p. 1). Trong quyển tự truyện, diễn viên điện ảnh Charlton Heston (diễn viên vai Ben Hur, Mười Điều Răn và Le Cid) đã lấy làm lạ vì một ủy ban như thế lại có thể tạo ra một sản phẩm hoành tráng như bản Kinh thánh King James.
Mặc dù nhóm dịch thuật có tài của bản Kinh thánh King James phải nhất trí nhắm vào phần đóng góp hoành tráng của họ, Brian Moynahan, người viết tiểu sự gần đây nhất của William Tyndale đã viết: "Một phân tích hoàn toàn về bản Authorised Version [KJV] ... đã được thực hiện vào năm 1998. Phân tích ấy cho thấy rằng lời lẽ của Tyndale có tới 84% ở Tân Ước và 75,8% trong các sách Cựu Ước mà ông đã diễn dịch" (William Tyndale: If God Spare My Life, 2003, p. 1).
Nhưng trước khi nghiên cứu, phân tích kỷ lưỡng từng được thực hiện, vị chuyên gia nổi tiếng về Hylạp-Anh ngữ và học giả Kinh thánh F.F. Bruce đã nhận xét về công trình diễn dịch bản King James: "tất cả các phiên bản Anh ngữ đang tồn tại đem đặt trước mặt các nhà dịch thuật ... Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài của một người đặc biệt được lần theo qua những phân đoạn tác phẩm của họ, và người ấy là William Tyndale" (The Books and the Parchments, 1984, p. 221).
Phiên bản Anh ngữ của Tyndale và bản dịch Kinh thánh ra đời trong cuộc lưu đày người châu Âu. Sự bắt bớ bởi các giám mục Công giáo ở Anh quốc đòi hỏi ông băng qua eo biển Anh vào năm 1524 để hoàn tất công việc trong 12 năm trời. Một lịnh cấm, phát ra bởi giới tăng lữ người Anh vào năm 1408: "ngăn cấm bất kỳ ai diễn dịch, hoặc thậm chí đọc, bất kỳ phần nào trong các phiên bản Kinh thánh theo ngôn ngữ địa phương, nếu không có phép của hội đồng giám mục" — là lịnh nhắm vào Tyndale bởi Giám mục Luân đôn là Cuthbert Tunstall, suốt mùa hè năm 1523 (Daniell, Tyndale's New Testament, 1995, p. xxix).
Nhiều người ngã chết để đem Kinh thánh đến với bạn
Vào tháng 5 năm 1535, sau cùng các giới chức đã dồn ép và vây bắt Tyndale, hầu ngăn chặn mục tiêu diễn dịch toàn bộ Kinh thánh từ các nguyên ngữ sang Anh ngữ. Dầu Tyndale đã gánh chịu những điều kiện khủng khiếp nhất trong nhà tù gần Brussels, Bĩ, ông đã hỏi xin quyển văn phạm Hybálai để ông có thể tiếp tục diễn dịch phần Cựu Ước.
Ngày 6 tháng 10 năm 1536, ông bị cột trên giàn hỏa, bị siết cổ và bị thiêu sống. Lời cầu nguyện sau cùng của ông là xin Đức Chúa Trời mở mắt Vua nước Anh ra.
Tổ chức tôn giáo đã nghiệt ngã giết đi người mà một số học giả tin — trong tính cách bậc thầy của ông về cấu trúc Anh ngữ — không tương xứng với một nhà diễn dịch Kinh thánh. F.F. Bruce nói tới thiên tài của Tyndal như sau: "Tyndale, làm việc dưới hơi nóng tang tóc của sự tuận đạo, nhiều lúc dấy lên rực rỡ trong thơ văn, trổi hơn phong cách Hy lạp nguyên thủy" (The Books and the Parchments, 1950 edition, p. 13).
Bruce tóm tắt các hoàn cảnh đau lòng: "Tyndale đã chết cái chết của một nhà tuận đạo, bị nhà cầm quyền phỉ báng trong nhà thờ và trong nước ở Anh quốc. Không có gì là quá xấu để nói về bản dịch. Hàng ngàn phiên bản bị bắt giữ trên toàn đất nước và bị đốt công khai" (The Books and the Parchments, 1984, p. 216).
Tuy nhiên, thật là nghịch lý, lời cầu nguyện sau cùng của Tyndale đã được nhậm chỉ mấy tháng sau khi bản dịch theo Anh ngữ sau cùng đã được nhà vua chấp nhận. "Trong vòng mấy tháng sau khi Tyndale tuận đạo, một quyển Kinh thánh Anh ngữ trọn bộ, 2/3 là công việc của Tyndale, và Vua Henry VIII cấp môn bài cho, được lưu hành trong Anh quốc" (Daniell, The English Bible, p. 157).
Đúng là một món nợ mà chúng ta mắc đối với những người đã trả giá bằng chính mạng sống của họ để trao Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta!
Giá trị của Kinh thánh cho chúng ta ngày nay
Những đau khổ và hy sinh của nhiều người như Tyndale, Wycliffe và các nhà dịch thuật bản Kinh thánh King James buộc chúng ta phải đối diện với một thắc mắc quan trọng: Liệu chúng ta sẽ tôn vinh mọi nổ lực của họ, hay chúng ta sẽ để cho những sự dạy đạo đức trong Kinh thánh trượt qua mấy ngón tay của chúng ta và sau cùng rơi xuống đất?
Những gì chúng ta xem thấy trên vô tuyến truyền hình, xem thấy trên phim ảnh, nghe thấy trên đài phát thanh và tìm gặp trên mạng Internet thường xem khinh các giá trị truyền thống của Kinh thánh. Hành vi và cách ăn ở của những người nói tiếng Anh từng đánh giá cao Kinh thánh chẳng để lại điều chi đáng mơ ước.
Michael Nazir-Ali lưu ý trong cùng một bài viết: "Có nhiều quyền tự do quí giá mà chúng ta đánh giá cao hôm nay, cách đối xử công bằng cho công nhân và sự quan tâm đến những ai đang có cần, phát sinh từ những giá trị đã trao cho chúng ta bởi truyền thống Do thái-Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, các giá trị nầy, được lập nền trong mặc khải về đạo đức và về thuộc linh của truyền thống nầy. Các giá trị nầy sẽ tồn tại lâu dài một khi chính truyền thống đó không bị vứt bỏ.
"Hướng tiên tri trong Kinh thánh, được khẳng định bởi sự dạy của chính mình Chúa Jêsus, là tự phê, không ngừng chỉ ra sự thiếu sót của xã hội, về người cai trị và đã cai trị rồi đặt trước mặt họ đòi hỏi của Đức Chúa Trời về sự công bình và thương xót ... Bản thân truyền thống là cần thiết cho việc đem sự phê bình gắn lên nền văn hóa đương đại hơn là chỉ chịu thua chúng".
Bạn sẽ làm gì?
Vấn đề cơ bản đối diện với chúng ta ngày nay không phải là cùng một vấn đề đã đối diện với William Tyndale trong phần đầu của thế kỷ thứ 16. Nếu bạn sống lui lại vào thời buổi đó, trừ phi bạn đọc và hiểu được tiếng Latinh, bạn không thể đọc được Kinh thánh. Đọc và học hỏi Kinh thánh là đặc quyền duy nhứt của giới linh mục và giai cấp có học vấn cao.
Hôm nay, Lời của Đức Chúa Trời đã trở nên sẵn có rất nhiều trong các bản dịch. Các sách chú giải, các sách phù dẫn, nhiều quyển tự điển, nhiều bản đồ và các sách Kinh thánh trợ giúp khác hết thảy đều có ngoài thị trường rất nhiều. Sẵn có ở chỗ đã được in ấn và trên mạng Internet, tri thức về Kinh thánh đã trổi nhiều hơn sự mong đợi. Cách đây 500 năm thì không thể mơ được, sự phổ biến rộng khắp đủ loại tri thức Kinh thánh làm cho lý trí phải chóng mặt.
Tuy nhiên, có sự hiểu biết ít ỏi quí báu về Lời của Đức Chúa Trời ngày nay. Một giáo sư nổi tiếng trên đài phát thanh thường giục giã khán thính giả của ông thật nhiều lần: "Hãy thổi bụi lấm ra khỏi Kinh thánh đi!" Trong khi Kinh thánh là quyển sách bán chạy nhất, có nhiều người đã thất bại không mở Kinh thánh ra mà đọc nó!
Bạn có sẵn sàng thổi bụi lấm ra khỏi quyển Kinh thánh của chính mình không? Bạn có bằng lòng nghiên cứu và sống theo những gì Kinh thánh chép không? Những nhà in ấn Các Tin Tức Tốt Lành cung ứng một loại hướng dẫn của Kinh thánh, tất cả đều miễn phí, cứ hỏi xin. Chúng tôi có 33 tập tài liệu miễn phí, và loạt bài học 12 bài Nghiên Cứu Kinh Thánh, và chương trình đọc Kinh thánh trực tuyến, hướng dẫn nghiên cứu trực tuyến, hàng tá bài viết được in lại, nhiều ấn phẩm đa dạng và còn nhiều nữa. Đây là mọi thứ đang sẵn có trên website của chúng tôi.
Như một vị Hiệu trưởng Đại học từng phát biểu với các sinh viên: "Có một mỏ vàng tri thức có giá trị ở đây, nhưng các bạn phải đào bới đấy". Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi trong việc đào bới để khám phá những lẽ thật đời đời của Lời Đức Chúa Trời!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét